Powered by
1
Bạn cần hỗ trợ?

Bệnh truyền nhiễm tại trường học đe dọa đến sức khỏe của bé

Trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, nên rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt khi bé đi học, cha mẹ không thể để ý và bao bọc con, nên con lại càng dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Để con phát triển khỏe mạnh, các mẹ nên hiểu rõ về các bệnh truyền nhiễm và cách để phòng chống các căn bệnh ấy trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.  Khi thấy trẻ có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm, cha mẹ nên đưa con đi khám trực tiếp tại bệnh viện đồng thời phối hợp cùng nhà trường sử dụng Siêu diệt khuẩn đa năng BNP để khử trùng toàn bộ không gian sống, mang lại môi trường học tập lành mạnh cho bé.

1. Bệnh tiêu chảy cấp

Bệnh tiêu chảy cấp thường gặp ở các bé lứa tuổi mầm non và những năm đầu cấp tiểu học. Bệnh có thể gây tử vong cao do trẻ bị mất nước và các chất điện giải.

Biểu hiện của mắc tiêu chảy cấp

  • Tiêu chảy xuất hiện đột ngột, trẻ đi phân lỏng nhiều nước.
  • Nôn liên tục
  • Biếng ăn
  • Quấy khóc vật vã, đôi khi co giật hoặc nằm mệt lả li bì.
  • Mất nước từ nhẹ đến nặng.

2. Bệnh viêm phổi

Ở Việt Nam, 2.9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi mỗi năm và đây cũng là quốc gia nằm trong top 15 có số trẻ em mắc bệnh viêm phổi cao nhất thế giới.

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus xâm nhập vào trong cơ quan này, sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.

Viêm phổi cấp là bệnh nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên, vì thế bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Trường học là nơi bé có thể dễ dàng mắc chứng viêm phổi bởi căn bệnh này rất dễ lây. Ngay khi có một bé bị, những bé xung quanh cũng có thể dễ dàng mắc phải căn bệnh này do các bé chưa hiểu và chưa ý thức được về việc cách ly với những bạn khác.

Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này cơ thể bé sẽ giảm sức đề kháng và niêm mạc đường hô hâp bị tổn thương, đây là cơ hội tốt cho vi trùng xâm nhập.  

Những biểu hiện chính của viêm phổi:

  • Ho vừa đến nặng – tường là ho nặng tiếng.
  • Thở nhanh liên tục

+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi: trên 60 lần/phút

+ Trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi: trên 50 lần/ phút

+ Trẻ trên 1 tuổi: trên 40 lần/phút

  • Khi trẻ hít vào, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
  • Sốt vừa đến sốt cao
  • Đau ngực
  • Nôn
  • Tím tái quanh môi và ở mặt.

3. Viêm gan A

Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch. Chúng lây qua đường tiêu hóa do ăn uống các loại thực phẩm, nước ô nhiễm.

Nếu người nấu bếp tại trường học của bé nhiễm virus viêm gan A, khả năng lây bệnh rất nhanh. Bệnh lây lan trước khi các triệu chứng xuất hiện nên rất khó để phát hiện và phòng tránh.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 2-3 tuần, bé sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng hay có cảm giác khó chịu ở bụng, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da và mắt, đau cơ, ngứa…

Bố mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin viêm gan ngay từ khi còn nhỏ để tránh nguy cơ lây nhiễm virus từ người khác.

4. Bệnh chân – tay – miệng

Bệnh chân – tay – miệng là bệnh thường gặp vào mùa hè, mùa thu và chủ yếu xảy ra với trẻ dưới 10 tuổi.

Trẻ nhỏ, trẻ em và thiếu niên rất dễ nhiễm và dễ phát bệnh vì chúng có ít kháng thể. Bệnh dễ bị lây nhiễm khi có tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, nước bọt, mụn, phân của người nhiễm. Tuần đầu tiên của người bệnh rất dễ lây sang người khác.

Bệnh thường ủ từ 3-5 ngày,  và biểu hiện sớm nhất là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Trong 1-2 ngày sẽ xuất hiện nốt hồng ban đường kính vài milimet nổi trên nền da, sau đó trở thành bọng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, cẳng tay, lòng bàn chân, cẳng chân. Ở miệng, trên lưỡi, vòm miệng thường có dạng vết loét khiến trẻ nuốt bị đau.

Trong giai đoạn diễn biến, trẻ dễ bị rối loạn tri giác, lơ mơ, li bì mê sảng hoặc co giật. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

 5. Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, xảy ra do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe. Sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em và có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Triệu chứng sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với Covid-19, cha mẹ nên hết sức lưu ý và không nên tự tìm cách tự chữa bệnh tại nhà. 

Biểu hiện của sốt xuất huyết:

  • Trẻ sốt cao hơn 40 độ C
  • Trẻ đau nhức đầu dữ dội, đau phía sau mắt
  • Đau nhức cơ, khớp
  • Buồn nôn, nôn
  • Phát ban 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và thuyên giảm sau 1-2 ngày.
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu, chảy máu dưới da, bầm tím.
  • Chảy màu kèm huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể.

Nguồn ảnh: Sưu tầm trên Internet

Để lại một bình luận