Khử khuẩn là một trong “5K” – thông điệp mà Bộ Y tế gửi gắm tới người dân nhằm giúp mọi người bảo vệ mình trước đại dịch Covid 19. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khử khuẩn, cũng như các phương pháp khử khuẩn hiệu quả!
Mục lục
Khử khuẩn là gì?
Khử khuẩn là phương pháp tiêu diệt hoặc loại bỏ các dạng của vi sinh vật gây bệnh trên đồ vật hay cơ thể người.
Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Khử khuẩn chia làm 3 mức độ:
- Khử khuẩn mức độ cao:
+ Là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn.
+ Sử dụng khử khuẩn những dụng cụ như: ống soi, đèn soi thanh quản, ống nội soi, ống thông dạ dày,…
- Khử khuẩn mức độ trung bình:
+ Là quá trình khử được M.tuberculosis, vi khuẩn sinh dưỡng, virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn.
+ Dùng phương pháp này khi khử khuẩn các dụng cụ tiếp xúc với người bệnh như: nhiệt kế, bát đũa,…
- Khử khuẩn mức độ thấp:
+ Tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như một vài virus và nấm, nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn
+ Thường khử khuẩn những dụng cụ có tiếp xúc với chất thải gây bệnh.
Các phương pháp khử khuẩn hiệu quả
Phương pháp Pasteur trong khử khuẩn
Đây chính là phương pháp sử dụng nước nóng để khử khuẩn:
- Bạn sẽ áp dụng lò hấp chuyên dụng với hệ thống tự động
- Hoặc ngâm trực tiếp các dụng vào nước nóng với độ sôi 750
Nên ngâm 30 phút để mang lại hiệu quả cao. Các dụng cụ phải được ngâm trong nước hoàn toàn trong quá trình khử khuẩn.
Ưu và nhược điểm:
- Ưu: chi phí rẻ, tiết kiệm, khá an toàn cho người sử dụng.
- Nhược: dễ gây bỏng và không thể sử dụng cho những đồ vật không chịu nhiệt
Sử dụng hóa chất khử khuẩn
Đây là cách phổ biến và dễ thực hiện nhất. Nhưng bạn cũng cần lưu ý tới khả năng khử khuẩn của từng loại hóa chất để có thể sử dụng đúng. Bạn nên tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, cũng như khuyến cáo của Bộ Y tế.
Không pha dung dịch quá loãng, sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng khử khuẩn. Bạn cũng không nên pha quá đặc, tránh gây tổn hại tới dụng cụ cần khử khuẩn. Không sử dụng sản phẩm đã quá hạn.
Ngoài ra, bạn cần quan tâm tới mức độ an toàn của sản phẩm, nên chọn những sản phẩm uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm nghiệm về chất lượng.
Các bạn có thể tham khảo Dung dịch Diệt khuẩn Đa năng, Đa bề mặt BNP: https://www.youtube.com/watch?v=TguHoG1WgsM
Chiếu đèn cực tím để khử khuẩn
Đèn chiếu sáng cực tím với bước sóng nằm trong khoản 250-280nm có tác dụng loại bỏ các vi sinh vật hiệu quả. Mức độ khử khuẩn phụ thuộc vào độ dài bước sóng, khoảng nhiệt độ, cường độ sáng và loại vi sinh vật.
Nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây ra nguy cơ bỏng da và bỏng mắt cao. Do đó, bạn cần cân nhắc khi sử dụng và thực hiện đúng theo quy định của nhà sản xuất và khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tài liệu tham khảo: Thư viện Pháp luật, Nhà sách Việt Nam, Ruby