Bệnh thủy đậu vào mùa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

1. Thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ, phỏng dạ là bệnh lây nhiễm nhưng lành tính do virus thủy đậu Varicella Zoster virus gây ra, thường gặp ở người. Vào những tháng đầu hè, thủy đậu có xu hướng gia tăng do thời tiết giao mùa tạo điều kiện cho bệnh lây lan nhanh chóng. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể lây lan cho cả người lớn. 

Sởi - Thuỷ đậu: 2 căn "bệnh mùa hè" nguy hiểm mẹ cần lưu ý | Cleanipedia

Mùa hè là thời điểm thủy đậu vào mùa

Đây là bệnh miễn dịch 1 lần. Do đó, thông thường sẽ không tái mắc bệnh ở người đã từng bị bệnh thủy đậu. Tuy vậy, một số virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể người bệnh dù đã khỏi bệnh và khi gặp điều kiện thuận lợi, virus có thể sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh zona thần kinh.

2. Nguyên nhân

Thủy đậu là bệnh rất dễ truyền nhiễm từ người sang người, có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp. Bệnh sẽ lây trực tiếp qua không khí tới đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi, ho khan, nói,… hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng ở mụn nước. 

Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể lây lan gián tiếp thông qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của mụn nước như bàn chải đánh răng, đồ dùng cá nhân, dùng chung bát đũa,…

3. Triệu chứng

Thủy đậu có các triệu chứng khác nhau trong 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn ủ bệnh:

Thời gian ủ bệnh của thủy đậu thường là từ 2 đến 3 tuần. Trong giai đoạn này, rất khó để nhận biết bệnh.

  • Giai đoạn khởi phát:

Khi đã mắc bệnh, người bệnh ban đầu sẽ có các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, đau nhức, đau đầu, sốt nhẹ hay nổi hạch sau tai và có thể là nổi mẩn ngứa màu đỏ trên da.

  • Giai đoạn toàn phát:

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bị sốt cao, chán ăn, đau đầu, buồn nôn. Lúc này, các mụn nước với đường kính từ 1-3mm sẽ xuất hiện trên toàn thân, thậm chí mọc cả vào niêm mạc miệng, khiến bệnh nhân cảm thấy rất ngứa.

  • Giai đoạn hồi phục:

Sau 7-10 ngày kể từ khi phát bệnh, các mụn nước sẽ bị vỡ ra, dần khô lại và sau đó đóng vảy. Để tránh nhiễm trùng và dẫn đến sẹo thì cần vệ sinh cơ thể, đặc biệt là các vết thủy đậu thật cẩn thận.

Bệnh thủy đậu vào mùa – Phụ huynh nên nắm các thông tin cần thiết để theo dõi, chăm sóc và phòng bệnh cho con

Hình ảnh về bệnh thủy đậu

4. Cách phòng ngừa thủy đậu

Để chủ động phòng ngừa mắc bệnh thủy đậu, cần chú ý những biện pháp sau:

Thứ nhất, tiêm vacxin thủy đậu. Có thể nói đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả và lâu dài nhất, đặc biệt là với trẻ em. Phụ huynh có con nhỏ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để tiêm phòng.

Thứ hai, khi có người nhà mắc bệnh thì cần hạn chế tiếp xúc tối đa.

Thứ ba, thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là mũi họng.

Thứ tư, dọn dẹp nhà cửa, các phòng và các vật dụng, dụng cụ bằng các loại dung dịch sát khuẩn. Một giải pháp tối ưu để diệt khuẩn đa bề mặt chính là Siêu diệt khuẩn đa bề mặt BNP.

Dung dịch sát khuẩn đa bề mặt BNP

Với thành phần chính là Ethanol, sản phẩm diệt khuẩn BNP có thể tiêu diệt 99,9% các loại vi khuẩn và nấm mốc gây hại và ngăn chặn chúng trở lại trong thời gian dài. Siêu diệt khuẩn BNP còn có thể sử dụng đa bề mặt, diệt khuẩn mọi ngóc ngách. 

Đây là sản phẩm tân tiến, hữu hiệu, được nhận giấy chứng nhận khảo nghiệm bởi Bộ Y tế và viện Pasteur. Siêu diệt khuẩn đa bề mặt BNP là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong giai đoạn bùng nổ bệnh thủy đậu.