Powered by
1
Bạn cần hỗ trợ?

Mách bạn cách khử mùi mũ bảo hiểm nhanh chóng, an toàn

Mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu, chúng bên ta mọi cung đường từ ngày này qua ngày khác. Nhưng bạn có biết rằng, chiếc mũ này cũng là một môi trường lý tưởng của các khuẩn, nấm và mùi hôi khó chịu. Nếu không biết cách diệt khuẩn triệt để thì đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về da đầu. Bài viết hôm nay, BNP sẽ hướng dẫn bạn cách khử mùi hôi mũ bảo hiểm một cách nhanh chóng, an toàn.

Nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu ở mũ bảo hiểm

Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết nóng bức khiến tuyến bài tiết tiết ra nhiều mồ hôi và bã nhờn ở vùng đầu. Khi bạn đội mũ bảo hiểm trong thời gian dài, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn, lớp lót bông của mũ bảo hiểm thường hút phần ẩm này và tạo ra môi trường ẩm thấp. Đây lại chính là điều kiện lý tưởng để các khuẩn, nấm và khuẩn gây mùi sinh sôi, nảy nở nhanh chóng.

Ngoài ra những ngày thời tiết có độ ẩm cao, hoặc đi mưa ướt, khi mũ bảo hiểm bị ướt thường chúng ta chỉ để chúng tự khô. Nhưng trong trường hợp này, nước mưa và hơi ẩm đã ứa đọng lại trong mũ kèm theo sự tồn tại sẵn có của các bụi bẩn sẽ khiến khuẩn gây mùi phát triển và làm mũ có mùi hôi khó chịu.

Bên cạnh đó, có không ít người không có thói quen vệ sinh mũ bảo hiểm định kì mà thường xuyên mặc định sử dụng ngày này qua tháng khác. Vì thế, mụi bẩn, khói bụi và vi khuẩn từ môi trường xung quanh sẽ tích tụ dần. Và đây là nguyên nhân khiến cho chiếc mũ bảo hiểm của bạn phát ra mùi khó chịu.

Chúng ta cũng có thể kể đến một vài nguyên nhân khác như: Tóc chưa khô đã đội mũ, tác dụng phụ của một số gel vuốt tóc, mũi dính bẩn hoặc chiếc mũ kín như mũ 3.4 hay mỹ có kính và cằm,… Đó cũng là một trong những tác nhân gây ra mùi hôi của mũ bảo hiểm nhưng thường thì không đáng kể.

Đội mũ bảo hiếm kín trong thời gian dài
Đội mũ bảo hiểm kín trong thời gian dài gây mùi hôi khó chịu

Cách khử mùi mũ bảo hiểm hiệu quả

Mũ bảo hiểm có mùi khiến chúng ra khó chịu khi sử dụng, về lâu dài có thể làm cho tóc bết, bẩn và gây viêm nhiễm da đầu. Vì thế, chúng ta cần có biện pháp xử lý mùi hôi khó chịu này. Những cách dưới đây được rất nhiều người áp dụng và đạt hiệu quả mong muốn. Cùng tìm hiểu để khử mùi hôi mũ bảo hiểm của mình nhé.

Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên

Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất, giúp diệt trừ tận gốc các vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn bám lại và gây mùi. Bạn có thể giặt thường xuyên và phơi dưới ánh nắng tự nhiên vì mũ cũng khá nhanh khô.

Với phương pháp này bạn cần lưu ý, chúng ta nên giặt bằng tay để có thể tập trung vào chà xát những ngóc ngách, những lỗ thoát khí trên mũ. Không cho mũ vào máy giặt vì làm giảm tuổi thọ của mũ cũng như làm hỏng máy giặt. Bạn cũng nên sử dụng loại bàn chải mảnh, mềm để không làm hỏng lớp lót và lớp mút xốp trong mũ. Bạn nên dùng dầu gội đầu để giặt phần bên trong mũ thay vì sử dụng bột giặt để tránh tình trạng da đầu có thể bị kích ứng, mẩn ngứa.

Vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên
Bạn cần vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên, định kỳ ít nhất 1 lần/ tháng

Dùng dung dịch xịt khử mùi mũ bảo hiểm BNP

Một trong những cách giúp khử mùi mũ bảo hiểm nhanh chóng, hiệu quả và an toàn là dùng dung dịch xịt khử mùi. Phương pháp này được đánh giá là lựa chọn tốt nhất cho việc khử mùi mũ bảo hiểm bởi bạn có thể sử dụng bất cứ nơi đâu, bất kì thời điểm nào vẫn nhận được hiệu quả như nhau. Một trong số dung dịch xịt khử mùi dành cho mũ bảo hiểm được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là dung dịch BNP của Công ty Cổ phần Công nghệ Bio Nano Plus trực tiếp sản xuất. Điều đó cũng khá thuận tự nhiên khi người dùng tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm được nghiên cứu và kiểm nghiệm bởi viện kỹ thuật Hóa học đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra, dung dịch khử mùi mũ bảo hiểm BNP cũng có rất nhiều ưu điểm để thuyết phục bạn. Cụ thể:

Dung dịch được tạo nên với công thức chuẩn được kiểm nghiệm bởi WHO và có những thành phần tự nhiên, lành tính. Do đó, hoàn toàn đảm bảo được khả năng diệt khuẩn và khử mùi tối ưu lên tới 99.9%. Theo nghiên cứu và sự trải nghiệm của 35.000 sinh viên trường Đại học Bách Khoa thì dung dịch BNP phản ứng với mùi hôi và có tác động trở lại chỉ sau 30s. Do đó có thể hiểu, xịt khử mùi mũ bảo hiểm BNP có khả năng kiểm soát mùi hôi, diệt khuẩn tới 99,9% chỉ sau 30s tiếp xúc.

Dung dịch BNP khử mùi hiệu quả
Dung dịch xịt khử mùi BNP kiểm soát 99,99% khuẩn gây mùi ở mũ bảo hiểm

Dung dịch chiết xuất mùi hương tự nhiên từ tinh dầu chanh sả, tinh dầu hoa ngọc lan và tinh dầu cam. Vì thế rất dễ ngửi, phù hợp với nhiều người và đây cũng là những mùi hương có khả năng kiểm soát mùi hôi tốt nhất trong thời gian dài.

Cấu tạo bình đa dạng với 3 kích thước là 400ml, 250ml, 100ml, phù hợp với từng đối tượng người dùng. Bạn có thể mang theo bỏ cốp xe với chai 100ml, cũng có thể mua cho cả nhà sử dụng với chai lớn hơn. Ngoài ra bình xịt khử mùi này cũng được cấu tạo rất dễ sử dụng, đầu xịt phun sương mạnh cho phép dung dịch thâm nhập vào phần mút xốp một cách nhanh chóng, kiểm soát mùi tốt và lưu lại hương thơm trong mũ được lâu hơn.

Mục đích dung dịch khử mùi BNP được nghiên cứu và ra đời là nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, tiến tới sự an toàn trong tương lai. Vì thế dung dịch này được nghiên cứu và khảo nghiệm vô cùng chắc chắn. Để tin tưởng về chất lượng, bạn có thể mua dung dịch tại các quầy thuốc với mức giá hợp lý bằng với giá bán ở các kênh phân phối khác. Bạn có thể tham khảo giá sản phẩm:

Chai 100ml: 155.000 VNĐ

Chai 250ml: 235.000 VNĐ

Chai 400ml: 290.000 VNĐ

Khử mùi mũ bảo hiểm bằng dung dịch BNP
Dung dịch khử mùi BNP với 3 dung tích khác nhau

Sử dụng thêm miếng lót mũ bảo hiểm

Miếng lót mũ bảo hiểm là một tấm đệm mỏng giúp ngăn cách da đầy với mũ bảo hiểm. Việc sử dụng thêm miếng lót này giúp bạn tiết kiệm được thời gian vệ sinh mũ. Bạn không cần giặt mũ quá thường xuyên, thay vào đó bạn chỉ cần giặt miếng lót với máy giặt mà thôi. Miếng lót mũ bảo hiểm đang có giá rất rẻ trên thị trường, vì thế bạn có thể mua khoảng 2-3 miếng để có thể thay đổi thường xuyên, giúp hạn chế mùi mũ bảo hiểm.

Nhưng nhược điểm lớn nhất của miếng lót này là da đầu của bạn sẽ cảm thấy bí hơn. BÌnh thường với lớp mút xopps của mũ bảo hiểm đã khiến da đầu toát mồ hôi, khi có thêm miếng lót này da đầu sẽ nóng và toát mồ hôi nhiều hơn. Nếu không thay tấm lót thường xuyên thì mùi hôi của mũ bảo hiểm còn nồng nặc hơn. Chưa hết, miếng lót cũng có thể làm không đúng với kích thước mũ nên khó vừa đầu, vừa mũ bảo hiểm.

Tấm lót mũ bảo hiểm
Bạn có thể sử dụng thêm miếng lót mũ bảo hiểm tuy nhiên cũng cần thay thường xuyên

Cách bảo quản nón bảo hiểm bền đẹp

Bảo quản mũ bảo hiểm luôn bền, sạch đẹp cũng là một cách giúp giảm mùi hôi mũ bảo hiểm hiệu quả. Vậy làm sao để mũ bảo hiểm dùng nhiều năm nhưng vẫn như mới?

Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao

Nếu như mũ bảo hiểm của bạn phải tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài thì các lớp nhựa ở vỏ mũ dễ bị thay đổi kết cấu hoặc giòn, dễ vỡ. Khi đó không chỉ làm xấu ngoại hình mũ mà còn làm giảm chức năng bảo vệ của mũ.

Đặc biệt, lớp keo mù khi tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng sẽ tan chảy, mất khả năng kết dính, từ đó làm giảm chất lượng nón.

Tránh để mũ bảo hiểm ở nơi nắng gắt
Hãy bảo quản mũ ở nơi không có nhiệt độ cao

Tránh những va đập mạnh không cần thiết

Để nâng cao được độ bền cho mũ bảo hiểm, bạn cần bảo quản chúng thật cẩn thận. Hạn chế tới mức tối đa những va đập không cần thiết như làm rơi mũ, va mũ vào các vật cứng, nhọn,…

Nếu như mũ bảo hiểm phải chịu tác động va đập mạnh, các phần mềm, mút xốp bên trong có thể bị vỡ, hư hại mặc dù bề mặt bên ngoài không có sự thay đổi gì nhiều. Điều đó có thể làm giảm khả năng chịu lực của mũ đồng thời độ bền mũ cũng giảm đáng kể.

Tránh ngâm mũ quá lâu trong nước

Việc ngâm mũ bảo hiểm trong nước quá lâu có thể sẽ làm mất đi sự liên kết của các phân tử EPS, keo dán. Đồng thời, mũ bảo hiểm với nhiều lớp cấu tạo sẽ rất khó khô, dễ gây ra ẩm mốc và gây nên mùi, nguyên nhân của các bệnh về da như nấm đầu, ngứa, sinh ra gàu,…t

Cách sử dụng giúp tăng tuổi thọ cho mũ bảo hiểm

Để chiếc mũ bảo hiểm mãi bền đẹp và đảm bảo chức năng bảo vệ, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hãy cầm mũ bảo hiểm một cách cẩn thận: Hạn chế làm rơi hoặc va chạm không cần thiết, như vậy mới có thể bảo vệ được lớp mút xốp bên trong và vỏ ngoài của mũ.
  • Sau khi đi mưa, nếu không thể giặt mũ ngay lập tức, bạn cần sấy khô mũ bảo hiểm, đặc biệt chú ý sấy khô phần kính che, phần quai nón, lớp lót để giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi một cách hiệu quả. Như vậy giúp giảm thiểu các nguyên nhân gây ra mùi hôi cho mũ bảo hiểm.
  • Không sử dụng nước nóng, nước muối hay các chất tẩy rửa hóa học có hoạt tính mạnh để vệ sinh mũ. Những tác động đó có thể khiến mũ bị hư hại và làm ảnh hưởng tới môi trường da đầu, gây ngứa, nấm, gàu,…
  • Nên vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách thường xuyên, ít nhất 1 lần/ tháng bằng các dung dịch khử mùi, sát khuẩn nhẹ. Như vậy giúp làm sạch mũ và bảo vệ được lớp sơn không bị bong tróc.
Vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách để khử mùi, giữ độ bền
Bạn nên vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách và thường xuyên
  • Nên cất giữ mũ bảo hiểm ở nơi mát mẻ, khô ráo để tránh sự sinh sôi của nấm mốc.
  • Nếu kính che mắt của mũ bị bám bụi, bạn nên đặt một chiếc khăn ẩm hoặc vải mịn lên kính và đợi trong khoảng 15 phút rồi lau lại. Bạn cố gắng lau nhẹ nhàng vì nếu bất cẩn làm xước phần kính sẽ ảnh hưởng tới chất lượng mũ bảo hiểm và gây khó khăn khi tham gia giao thông.
  • Tuyệt đối không đội mũ bảo hiểm khi tóc ướt, vì khi đó sẽ khiến da đầu ẩm, sinh ra gàu và nhanh bị nấm da đầu.

Trên đây là những mẹo giúp khử mùi mũ bảo hiểm hiệu quả đồng thời hướng dẫn bạn cách dùng và bảo quản mũ sao cho luôn giữ được độ bền đẹp và đặc biệt là đảm bảo được chức năng bảo vệ của mũ. Chiếc mũ tuy nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, vì thế chúng ta hãy chăm sóc “ người bạn đồng hành” này thật cẩn thận, chu đáo nhé.

Trả lời