Mẹo phân biệt rau ‘bẩn’ và rau ‘sạch’ đơn giản nhất

Hiện nay, do có nhiều loại rau ‘bẩn’ với hàm lượng thuốc trừ sâu, kích thích cao, chứa kim loại nặng ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng, nên rau ‘sạch’ được nhiều người ưa chuộng và tìm kiếm. Vậy làm thế nào để phân biệt rau ‘bẩn’ và rau ‘sạch’?

Làm thế nào để phân biệt rau 'bẩn' và rau 'sạch
                          Làm thế nào để phân biệt rau ‘bẩn’ và rau ‘sạch

1. Rau sạch là gì?

Rau sạch là rau được trồng theo tiêu chuẩn đã được quy định như đất, nước, phân bón sạch. Không có chứa thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, kim loại nặng.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại rau “bẩn” vẫn đang được bày bán với danh nghĩa “thực phẩm sạch”, người tiêu dùng không những bị “lừa dối” mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Rau sạch được trồng từ nước, đất và phân bón sạch
                       Rau sạch được trồng từ nước, đất và phân bón sạch

2. Ăn rau “bẩn” ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?

Rau “bẩn” là loại rau có chứa thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh. Nếu thường xuyên ăn những loại rau này sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật cho người sử dụng, cụ thể:

– Khi ăn rau có hàm lượng đạm cao dẫn tới dư thừa nitrat trong cơ thể. Trong quá trình chuyển hoá, nitrat dễ chuyển thành nitrit – chất này dễ dàng phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, một chất gây ung thư.

– Ngoài ra, một số kim loại nặng khác có trong rau như asen, đồng, kẽm, chì,… do trồng ở các vùng có nước thải công nghiệp, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, gây ra nhiều chứng bệnh, nguy hiểm nhất gây vô sinh, ung thư.

Rau có chứa chất hóa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng (Ảnh: Internet)
Rau có chứa chất hóa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng (Ảnh: Internet)

– Rau có chứa thuốc trừ sâu, chất kích thích, đặc biệt khi dùng với hàm lượng quá cao có thể dẫn tới ngộ độc, suy yếu hệ miễn dịch, tổn thương hệ thần kinh, ung thư, gây vô sinh và sinh con bị dị tật,…

3. Mẹo phân biệt rau bẩn và rau sạch

Để có thể lựa chọn loại rau an toàn, không có chứa các chất độc hại, các bạn có thể dựa vào một số tiêu chí sau:

– Dựa vào màu của rau

Thông thường các loại rau hữu cơ (rau sạch) đều có màu xanh hơi vàng. Nếu gặp những loại rau có màu xanh đậm, không tự nhiên có thể do dư đạm.

– Dựa vào hình dáng

Rau sạch thường có thân giòn, lá nhỏ và có độ rắn chắc nhưng không bóng mượt. Ngược lại, nếu bạn thấy những loại rau héo, lá to, nhiều và kèm theo màu xanh đậm không tự nhiên thì nhiều khả năng rau có chứa chất kích thích tăng trưởng.

Chẳng hạn như rau muống nước khi được trồng ở những khu vực ao có nhiều kim loại nặng, vi sinh vật, có chứa nước thải,… thân và lá cây to, có màu xanh không tự nhiên.

Ngoài ra, rau không có chứa chất hóa học thường có những đốm nhỏ li ti trên lá do côn trùng hoặc sâu bọ.

Mẹo phân biệt rau 'bẩn' và rau 'sạch' đơn giản nhất - Ảnh 4.

           Rau sạch có màu xanh hơi ngả vàng, lá nhỏ và thân săn chắc (Ảnh: internet)

– Rau lâu héo

Để lựa chọn được rau sạch an toàn, các bạn có thể dựa vào độ héo khi bảo quản rau. Thường rau sạch sẽ bảo quản được lâu hơn khi để ở nhiệt độ mát. Còn đối với rau “bẩn” thường để được 2, 3 ngày, rau sẽ bị thối, hỏng và chảy nước.

– Dựa vào hương vị

Rau được trồng theo tiêu chuẩn sạch thường có hương vị thơm, ngọt, giòn tự nhiên. Khi quan sát kỹ, các bạn thấy rau “bẩn” khi xào lên thường dai, héo và hương vị nhạt, không tự nhiên.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và giữ được giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon của rau, các bạn nên ăn rau theo mùa. Những loại rau trái mùa thường được phun thuốc tăng trường để giúp cây phát triển và đạt năng suất.

4. Cách sơ chế rau để đảm bảo an toàn khi sử dụng

1. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

2. Dùng nước muối 5% rửa rau.

3. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

4. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

5. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

6. Giấm là một trong những thành phần hiệu quả nhất để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu từ trái cây và rau củ vì nó có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ. Bạn chỉ cần pha loãng 10% giấm trắng với 90% nước, ngâm trái cây và rau quả của bạn trong đó.

7. Loại bỏ độc tố trên rau củ bằng organic

Organic Thành phần: Nước tinh khiết và HOCl 200-250 ppm HOCl được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) công nhận là chất diệt khuẩn cao cấp, cho phép sử dụng như một chất khử vi khuẩn, nấm trong sản xuất thịt và gia cầm nguyên con; thịt và gia cầm đã qua chế biến và sơ chế; cá và hải sản; hoa quả và rau. Không cần rửa lại với nước.

Loại bỏ độc tố trên rau củ bằng organic
Loại bỏ độc tố trên rau củ bằng organic

Link sản phẩm: https://bionanoplus.vn/san-pham/nuoc-rua-rau-cu-qua-bnp-organic-1000ml/