Cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ

Mỗi căn bệnh có một đặc thù riêng với những cách phòng tránh khác nhau, tuy vậy bố mẹ có thể có thể chủ động giữ cho trẻ khỏi nhiễm bệnh theo một số cách sau:

1. Cho trẻ bú mẹ ngay những giờ đầu sau sinh và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi.

Sữa mẹ với nồng độ globulin cao sẽ giúp bé hình thành các kháng thể để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh về đường hô hấp nói riêng, cũng như giúp ngăn chặn virus hiệu quả.

Trong sữa mẹ có chứa lactoferrin ức chế hấp thu sắt của vi khuẩn, gây cản trở trong sự trao đổi chất của vi khuẩn và đóng vai trò như một kháng khuẩn giúp bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khỏi các căn bệnh truyền nhiễm.

Các probiotic ( vi khuẩn có lợi ) có trong sữa mẹ có giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch đường hô hấp và hệ tiêu hóa.

2. Ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần cân đối đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt là chú ý cung cấp đủ chất đạm (protein) từ sữa, trứng, cá, thịt, đậu đỗ. Vì bản chất của kháng thể là protein nên nếu thiếu protein trẻ sẽ không tạo ra được kháng thể để phòng chống bệnh tật.

Các vi chất dinh dưỡng như vitamin A,D,C và các khoáng chất như kẽm, sắt, selen, canxi, magie tác động mạnh mẽ lên hệ miễn dịch của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi những virus gây bệnh. Mẹ có thể bổ sung những chất dinh dưỡng cho bé từ nguồn thức ăn phong phú hàng ngày ( thịt, cá, tôm cua, trứng, sữa, rau, củ, quả)

  • Thực phẩm giàu vitamin A: lòng đỏ trứng, gan, các loại rau củ có màu vàng đỏ, xanh đậm, cà rốt, bí đỏ, dầu gấc, đu đủ, rau ngót, rau dền, cải bó xôi…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: lòng đỏ trứng, dầu gan cá
  • Thực phẩm giàu vitamin C: bưởi, cam, quýt, chanh
  • Các khoáng chất như kẽm có nhiều trong đồ hải sản ( hàu, ngao, thịt gà, thịt thăn, đậu đỗ), sắt có nhiều trong gan, tim, bầu dục, thịt bò…
  • Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ tôm, cua, cá…

3. Không gian sống sạch sẽ

Đảm bảo cho trẻ có một không gian sống sạch sẽ, trong lành, không khói bụi và ô nhiễm là một trong những giải pháp tốt nhất để trẻ không bị nhiễm các bệnh. Ngôi nhà của bạn, tưởng là nơi sạch sẽ nhất nhưng sẽ có những vị trí trong nhà bạn không ngờ tới là ổ chứa vi khuẩn, vô tình gây hại tới sức khỏe của con bạn. Bởi vậy, việc diệt khuẩn, làm sạch các bề mặt kệ, tủ, bếp, phòng tắm, ô tô… là vô cùng cần thiết bởi đây là những thứ bạn và con tiếp xúc hàng ngày. Tham khảo ngay sản phẩm Siêu diệt khuẩn đa năng BNP tiêu diệt tới 99,99% các loại vi khuẩn và nấm mốc gây hại, ngăn chặn chúng quay trơ rlaij trong thời gian dài, an toàn cho người sử dụng, ứng dụng công nghệ nén khí phun sương dễ thẩm thấu đồng thời mang tới hương thơm dễ chịu cho căn nhà của bạn.

4. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng của Bộ Y tế

Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhằm dự phòng các bệnh truyền nhiễm, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, giúp bé khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não. Tiêm vắc xin sẽ giúp trẻ phòng ngừa rất nhiều bệnh truyền nhiễm có thể gây thành dịch lớn và để lại biến chứng nặng nề.

5. Vệ sinh ăn uống và vệ sinh cá nhân

Thực hiện tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sẽ bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần rửa tay thật sạch, nếu bạn không có sẵn dung dịch rửa tay, bạn có thể sử dụng siêu diệt khuẩn đa năng BNP, sản phẩm sử dụng an toàn trên mọi loại bề mặt, kể cả da tay em bé, không gây dị ứng hay kích ứng da cùng mùi hương dịu nhẹ dễ chịu.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, cung cấp và sử dụng nước sạch, xử lý hệ thống rác và nước thải, các loại sò, trai, cua, ốc, tôm, hến ở vùng nhiễm bẩn cần được đun sôi hoặc hấp chín trước khi ăn; khu nhà trẻ, mẫu giáo cần tuân thủ các quy tắc vệ sinh chung.

6. Ngủ đủ giấc

Cho trẻ ngủ đủ giấc cũng là một yếu tố quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Giờ ngủ lộn xộn trong một thời gian dài gây ra những ảnh hưởng rõ rệt tới trẻ do gián đoạn nhịp điệu sinh học dẫn tới thiếu ngủ. Điều này sẽ dần dần phá hoại sự phát triển của não bộ cũng như khả năng điều chỉnh hành vi nhất định ở trẻ nhỏ.

 

 

 

Trả lời