Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mần non đúng cách

Việc hướng dẫn và tạo thói quen rửa tay sạch sẽ cho bé khi còn nhỏ là điều cực kỳ quan trọng và hết sức cần thiết, giúp trẻ phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm. Vậy, kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non như thế nào là đúng cách? Cùng xem ngay cách dạy và tạo thói quen vệ sinh tay cho trẻ ở bài viết sau đây nhé. 

Trẻ mầm non cần rửa tay khi nào?

Hệ miễn dịch ở trẻ em vẫn còn yếu và dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn có hại và virus. Trong thời điểm nhạy cảm khi đại dịch cúm Covid -19 được đẩy lùi hoàn toàn thì việc giữ gìn cơ thể, vệ sinh cá nhân cho con là điều mà bố mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Trẻ nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Đeo khẩu trang, ăn chín uống sôi, hạn chế đến nơi đông người… là những cách mà mọi người áp dụng để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc rửa tay sạch lại là yếu tố tiên quyết để tiêu diệt virus và mầm bệnh. Nếu trẻ nhỏ chỉ mang khẩu trang và không chú ý rửa tay sạch sẽ thường xuyên thì vi khuẩn vẫn có thể từ con đường khác xâm nhập vào trong cơ thể, nhất là ở trẻ hiếu động, hay vui chơi ngoài trời và chạm vào nhiều đồ vật khác nhau.

Hơn thế nữa, ở những trường hợp sau đây trẻ nhỏ cần phải được vệ sinh tay thật sạch sẽ để phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm:

  • Trước khi ăn uống.
  • Sau khi bé đi vệ sinh xong.
  • Sau khi trẻ hắt hơi, ho hoặc xì mũi.
  • Sau khi bé chạm vào động vật hoặc thú cưng.
  • Sau khi đi học và đi chơi về nhà.

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, tốt hơn hết trẻ nên rửa tay sạch sẽ chậm nhất là 60 giây/lần để bảo vệ tối đa cơ thể khỏi những virus nguy hiểm.

Quy trình rửa tay cho trẻ mầm non

Việc rửa tay cho trẻ mầm non thường xuyên vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus mà cần vệ sinh đúng cách, đúng quy trình. Theo đó, các bước rửa tay cho trẻ chuẩn nhất là:

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Quy trình rửa tay cho bé đúng cách bao gồm 6 bước
  • Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước sạch rồi lấy xà phòng cho vào lòng bàn tay. Chà hai lòng bàn tay lại với nhau để tạo bọt.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay lên mu và 4 kẻ ngoài các ngón tay của bàn tay kia, sau đó thực hiện động tác ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau và rửa sạch các kẽ ngón tay.
  • Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và làm ngược lại. Lưu ý, mu tay để khum khớp với lòng bàn tay.
  • Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và thực hiện ngược lại. Ở bước này lưu ý lòng bàn tay nên ôm lấy ngón cái.
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia và tiến hành ngược lại. Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay bằng khăn giấy chất lượng.

Cách tạo thói quen rửa tay cho trẻ

Bên cạnh hướng dẫn kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non thì việc tạo thói quen cũng là một điều cần phải chú trọng đến. Khi trẻ hình thành nên thói quen tốt này, có nghĩa chính bé đã có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình. Theo đó, để trẻ nhỏ ghi nhớ và thích thú với việc rửa tay mỗi ngày, bạn cần:

Dạy những điều cơ bản về rửa tay cho trẻ

  • Đặt một chiếc ghế nhỏ trước bồn rửa tay

Đa số các bồn rửa tay thường thiết kế cao và trẻ em không thể với tới được. Vì thế, bạn hãy đặt một chiếc ghế có chiều cao vừa đủ để khi trẻ đứng lên có thể vệ sinh tay một cách thuận tiện và dễ dàng.

Hãy đảm bảo các chân ghế được bọc cao su để hạn chế nguy cơ trơn trượt trên sàn gây nguy hiểm cho bé.

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Đặt một chiếc ghế trước bồn rửa tay để bé có thể thuận lợi vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày

  • Nói với trẻ về mối nguy hại của vi khuẩn

Trẻ em thường sẽ không biết vi khuẩn, vi trùng là gì cũng như những tác hại của chúng gây ra. Vì vậy, bạn hãy giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho bé biết về vi trùng. Từ đó, liên hệ đến việc rửa tay là vô cùng quan trọng để loại bỏ hoàn toàn vi trùng trên cơ thể.

Bạn có thể sử dụng một bài hát hoặc video hoạt hình sinh động, thân thiện với trẻ để minh họa. Từ đó, giúp bé hiểu hơn về vi trùng cũng như thích thú với việc rửa tay thường xuyên.

  • Dạy trẻ cách nhấn vòi của dung dịch rửa tay

Hầu hết trẻ nhỏ đều sẽ không biết cách sử dụng các vòi nhấn của bình dung dịch rửa tay, do đó bạn nên chỉ cho bé cách nhấn vòi xuống như thế nào là đúng để có thể lấy được lượng dung dịch vừa đủ vệ sinh tay. Tốt nhất, bạn hãy thực hiện mẫu một vài lần để bé quan sát và làm theo dễ dàng hơn.

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Nên dạy trẻ cách lây dung dịch rửa tay đúng và có lưu lượng phù hợp

  • Hướng dẫn cách sử dụng vòi nước

Bạn nên chỉ cho bé cách bật vòi nước nếu nhà có cả chế độ nóng và lạnh. Lưu ý, bạn nhớ nhắc nhở bé không nên mở vòi nước nóng để tránh bị bỏng. Ở trẻ lớn tuổi có thể thực hiện dễ dàng sau vài lần thực hiện, trong khi đó bé còn ít tuổi sẽ cần đến sự giúp đỡ trong vài tháng trước khi biết cách mở vòi thuần thục.

  • Rửa tay trong vòng 20 giây đến 30 giây cạnh trẻ

Đây là một trong những kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non mà giáo viên lẫn bậc phụ huynh nên lưu ý đến nếu muốn bé có cảm giác thích thú khi làm việc này. Theo các chuyên gia, 20 giây đến 30 giây là thời gian cần thiết để loại bỏ hoàn toàn vi trùng, vi khuẩn và virus. Do đó, bạn nên dành thời gian thực hiện động tác rửa tay cùng bé để bé bắt chước làm theo và tạo thành thói quen. Bạn có thể vừa thực hiện vừa hát ngắn trong thời gian đó nhằm giúp bé đỡ phải chán.

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Bạn hãy hướng dẫn bé cách rửa tay sao cho đúng và an toàn

Bạn hãy chỉ bé cách rửa tay cho đến khi tất cả các bong bóng xà phòng được loại bỏ hoàn toàn. Kiểm tra giữa các ngón tay và trên mu bàn tay của bé xem đã sạch xà phòng hết chưa. Đồng thời, nên dặn dò bé tuyệt đối không được đưa tay chứa xà phòng vào trong miệng hoặc đưa lên mắt, mũi vì điều này sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Hướng dẫn cách lau khô tay

Cuối cùng, bạn chỉ cho bé cách lấy chiếc khăn từ móc treo và lau tay thật khô. Bạn hãy chắc chắn rằng vị trí để khăn có chiều cao vừa tầm bé để trẻ có thể lây được một cách thuận lợi nhất.

Thiết lập thói quen rửa tay cho trẻ

  • Rửa tay thường xuyên

Trước khi bắt đầu dạy kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non thì bạn nên để trẻ quan sát bạn khi bạn rửa tay. Điều này là nhằm giúp trẻ thấy rằng việc rửa tay là một thói quen hết sức cần thiết và quan trọng mà ngay cả người lớn cũng phải làm một cách thường xuyên. 

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Tạo thói quen cho bé rửa tay trước khi ăn uống để đảm bảo an toàn vệ sinh

  • Kết hợp rửa tay vào thói quen hàng ngày

Một khi bạn đã dạy được đưa trẻ cách rửa tay thì hãy tạo ra sự mới mẻ, giúp bé hứng thú hơn bằng cách rửa tay nhiều lần trong cùng ngày cùng nhau. Không cho bé làm các việc khác nếu chúng không chịu đi rửa tay.

  • Rửa tay trước khi ăn

Mỗi khi bạn chuẩn bị ăn, cho dù đó là một bữa đầy đủ hay một bữa ăn nhẹ thì cũng nên dành một vài phút để rửa tay cùng bé. Không ăn thậm chí đặt thức ăn ra ngoài cho đến khi bé chịu rửa tay vì một số trẻ có thể thấy việc rửa tay là cồng kềnh và có thể từ chối khi thấy món ăn đã được bày trên bàn.

  • Khen ngợi khi trẻ thực hiện tốt
Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Dành lời khen khi bé thực hiện vệ sinh tay tốt

Hành vi tốt được củng cố hiệu quả nhất thông qua những lời khen ngợi. Do đó, sau khi bé rửa tay sạch sẽ, bạn hãy khen ngợi sự nỗ lực của chúng. Việc làm này sẽ giúp bé có động lực và vui vẻ thực hiện tiếp, thường xuyên hơn.

Lưu ý, bạn nên tránh mua chuộc bằng đồ chơi, kẹo, bánh trái… và đừng khen cho có hay quá lố vì điều này có thể khiến bé hình thành nên thói quen xấu.

Sử dụng xịt sát khuẩn tay BNP cho trẻ

Song song với việc hướng dẫn kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non thì bạn nên kết hợp với các bình xịt sát khuẩn tay BNP để nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh. BNP là thương hiệu vừa mới ra mắt trên thị trường nhưng đã nhanh chóng được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng trong việc sát khuẩn tay, phòng chống bệnh tật. Nguyên nhân là dung dịch sát khuẩn BNP đánh bại được các hãng khác dù “sinh sau để muộn” đó chính là:

  • Đa dạng về hương thơm

Hiện tại, công ty Bio Nano Plus cho ra đời và sản xuất ba loại hương thơm là BNP hương chanh sả, BNP hương ngọc lan, BNP hương cam. Cả ba dòng dung dịch đều cho hương thơm mát, nhẹ nhàng và thời gian lưu hương trên tay cực kỳ lâu. 

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Dung dịch sát khuẩn BNP cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn lên đến 99.99%

  • Đảm bản an toàn, không gây kích ứng da

Thành phần chính trong dung dịch khử mùi BNP là Ethanol có nguồn gốc từ thực vật với nồng độ phù hợp nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Điều này có thể chứng minh qua việc cho đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào dị ứng, nổi mẩn đỏ nào xảy ra sau khi sử dụng sản phẩm BNP. Vì thế, bạn có thể yên tâm dùng dung dịch BNP để sát khuẩn cho tay trẻ nhỏ.

  • Có khả năng diệt khuẩn đến 99.99%

Dung dịch sát khuẩn BNP cho hiệu quả tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis, Shigella flexneri, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, nấm Candida albicans và virus sau 30s tiếp xúc… Nhờ đó, giúp người sử dụng bảo vệ sức khỏe và phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh Covid – 19 đang hoành hành.

Quy trình 6 bước rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách
Sản phẩm sát khuẩn BNP cho hương thơm dịu nhẹ và thời gian lưu hương lâu

  • Tiện lợi khi sử dụng

Các dòng khử mùi xe ô tô BNP được thiết kế dạng chai nén khí phun sương, giúp các hoạt chất thẩm thấu sâu vào bên trong bề mặt nhằm tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn và sử dụng thuận tiện hơn. Ngoài ra, chai xịt diệt khuẩn đa năng BNP còn đa dạng về dung tích 100ml, 250ml và 400ml, người tiêu dùng có thể dễ dàng cho vào túi để mang đi du lịch, đi chơi cùng con. 

Hy vọng với hướng dẫn kỹ năng rửa tay cho trẻ mầm non đúng cách ở trong bài đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của học sinh và con cái mình. Để từ đó, giúp bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và hạnh phúc. 

Trả lời