Powered by
1
Bạn cần hỗ trợ?

12 chứng bệnh có thể gặp phải nếu để nhà vệ sinh bẩn

Nhà vệ sinh bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Đây cũng là nguồn lây lan bệnh tật phổ biến. Cùng kể tên 12 loại bệnh có thể gặp phải nếu để nhà vệ sinh bẩn ngay thôi!

Viêm phổi

Không có vi khuẩn tồn tại trong nhà vệ sinh. Nhưng nếu một người bị viêm phổi dùng nhà vệ sinh và để mầm bệnh lại, căn bệnh này sẽ lây nhiễm cho những người sử dụng tiếp sau.

Một nghiên cứu đã cho thấy trên điện thoại di động của các nhân viên y tế có chứa vi khuẩn viêm phổi. Vi khuẩn này được cho là truyền đến điện thoại từ nhiều nguồn, bao gồm cả bệ ngồi nhà vệ sinh. Điều này có thể xảy ra khi một người sử dụng di động khi đang đi vệ sinh và không rửa tay (theo Boldsky)

Viêm phổi do nhiễm khuẩn từ nhà vệ sinh
Viêm phổi

 

Viêm gan A

Bệnh viêm gan A là bệnh do virus làm tổn thương tế bào biểu mô gan và suy giảm chức năng gan. Bệnh này lây nhiễm từ người sang người theo đường phân miệng.

Virus viêm gan A được tìm thấy nhiều nhất trong phân và cả trong nước bọt, nước tiểu. Các chất thải của người bệnh được thải ra ngoài làm ô nhiễm xung quanh, làm phát tán virus rộng rãi. Do đó, sử dụng nhà vệ sinh bẩn khiến bạn có nguy cơ mắc viêm gan A.

Virus viêm gan A
Virus viêm gan A

 

Bệnh lậu

Lậu là một loại bệnh xã hội mà thủ phạm là vi khuẩn mang tên Neisseria Gonorrhoeae hay Gonococcus.

Bệnh thường lan truyền qua đường tinh dục nhưng cũng có thể lây qua bệ ngồi bồn cầu.

 

Viêm họng hạt

Liên cầu là loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trong nhà vệ sinh. Nó là nguyên nhân chính của nhiều bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm họng hạt.

Vi khuẩn này rất dễ lây lan. Người bình thường khi tiếp xúc với các vật dụng nhiễm khuẩn này trong nhà vệ sinh rất có khả năng mắc bệnh.

Viêm họng hạt
Viêm họng hạt

 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhà vệ sinh bẩn làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Đó là tình trạng nhiễm trùng một hoặc nhiều cơ quan của đường tiết niệu. Phổ biến nhất là bàng quang và niệu đạo. Bệnh này gây đau đớn và mệt mỏi cho người bệnh.

Để tránh mắc bệnh, cần vệ sinh WC thật sạch sẽ và biết cách vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

 

Cảm cúm

Một virus khác có mức độ lây lan cao trong nhà vệ sinh bẩn chính là virus cảm cúm.

Chúng có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, nghẹt mũi, sốt hay chảy nước mũi.

Cảm cúm
Cảm cúm

 

Bệnh rận mu

Rận mu chủ yếu được tìm thấy ở vùng kín. Chúng lây lan chủ yếu qua bệ xí hoặc quan hệ tình dục. Rận mu gây ngứa ngày vào bạn đêm rất khó chịu. Cần làm sạch bồn cầu để ngăn lây lan bệnh này.

 

Nhiễm trùng da

Vi khuẩn Streptococci có thể gây nhiễm trùng da từ nhẹ đến nặng như chốc lở, viêm mô hoại tử qua bồn cầu bẩn cũng như nhà vệ sinh công cộng. Vi khuẩn cũng có thể gây mụn ở mông và kích ứng vùng da quanh hậu môn.

Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da

 

Ngộ độc thực phẩm

Đôi tay nhiễm khuẩn từ nhà vệ sinh bẩn, khi dùng để tiêu thụ thức ăn chắc chắn sẽ khiến bạn ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra khi bạn quên không rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc vệ sinh không triệt để vi khuẩn trên tay.

Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm

 

Ban đỏ

Liên cầu nhóm A là vi khuẩn gây bệnh ban đỏ. Nếu một người ho, hắt hơi trong nhà vệ sinh, người dùng sau đó sẽ có nguy cơ mặc bệnh này.

Bệnh ban đỏ từ nhà vệ sinh bẩn
Ban đỏ

 

Bệnh tả

Nhà vệ sinh bẩn có nguy cơ rất cao khiến người sử dụng mặc bệnh tả. Đây là loại bệnh về đường tiêu hóa do vi khuẩn tả (Vibrio Cholerea) gây ra.

Thông thường bệnh lây qua đường phân. Chính vì thế, nhà vệ sinh bẩn là nguồn lây nhiễm căn bệnh này.

 

Tiêu chảy

Loại vi khuẩn chính gây nên dịch tiêu chảy là vi khuẩn E.Coli. Nếu nhà vệ sinh không được làm sạch thường xuyên, người dùng nhà vệ sinh rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn E.Coli dẫn tới bệnh tiêu chảy.

Tiêu chảy do nhà vệ sinh bẩn
Tiêu chảy

Tài liệu tham khảo: thietbivesinhviglacera.net, thanhnien.vn

——————————–

BNP – SIÊU DIỆT KHUẨN – SIÊU KHỬ MÙI

  • Diệt 99,99% vi khuẩn gây hại
  • An toàn, hiệu quả, dễ sử dụng
  • Khử khuẩn đa bề mặt:

+ Dùng như nước rửa tay khô, không làm khô da tay

+ Khử khuẩn và khử mùi không gian: phòng bếp, phòng khách, WC, phòng ngủ,…

+ Khử mùi hôi giày, khử mùi và khử khuẩn ô tô,…

+ Khử mùi chó mèo nhanh chóng, không gây hại cho chó mèo.

  • Được chứng nhận và cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế, hoàn toàn an tâm khi sử dụng.

Tham khảo thêm tại: https://bionanoplus.vn/tat-ca-san-pham/

 

 

 

 

 

 

Trả lời